Đông tứ trạch, tây tứ trạch là gì?

    Đông tứ trạch, Tây tứ trạch - Trường phái Bát trạch trước tiên dùng la bàn xác định hướng nhà, sau đó lấy tọa sơn – hướng cửa, cổng (tọa – hướng của nhà) làm trạch nhà (số mệnh của ngôi nhà). Ví dụ tọa Nam hướng Bắc thì ngôi nhà này có Trạch Khảm (quẻ Khảm có hướng Bắc)

    Đông tư trạch và tây tứ trạch

    Như vậy sẽ có tất cả 8 Trạch: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài vì vậy gọi là Bát Trạch. Trên la bàn phong thủy ngôi nhà:

    - Tọa Tây hướng Đông (Giáp – Mão – Ất) là trạch Chấn

    - Tọa Đông Bắc hướng Đông Nam (Thìn – Tốn – Tỵ) là trạch Tốn

    - Tọa Bắc hướng Nam (Bính – Ngọ – Đinh) là trạch Ly

    - Tọa Đông Bắc hướng Tây Nam (Mùi – Khôn – Thân) là trạch Khôn

    - Tọa Đông hướng Tây (Canh – Dậu – Tân) là trạch Đoài

    - Tọa Đông Nam hướng Tây Bắc (Tuất – Càn – Hợi) là trạch Càn

    - Tọa Nam hướng Bắc (Nhâm – Tý – Quý) là trạch Khảm

    - Tọa Tây Nam hướng Đông Bắc (Sửu – Cấn – Dần) là trạch Cấn

    Bát trạch chia ra làm hai nhóm: Đông tứ trạch và Tây tứ trạch

    Theo Lạc Thư, phía Tây có 4 quẻ tương sinh với nhau: Khôn, Cấn, Càn, Đoài nên gọi là đất phía Tây (Tây tứ trạch). Phía Đông có 2 quẻ Chấn, Tốn và ở trục Bắc Nam có hai quẻ Khảm, Ly. Bốn quẻ này cũng tương sinh với nhau nên gọi là đất phía Đông (Đông tứ trạch)

    Số mệnh con người cũng có 8 quẻ (quẻ mệnh) là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và cũng chia thành hai nhóm Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh

    Vì sao người tuổi Đông tứ mệnh nên ở nhà Đông tứ trạch. Những tuổi ở Tây tứ mệnh chỉ nên ở nhà Tây tứ trạch. Ngược lại là không được hưởng lợi

    Dùng các bảng “quẻ mệnh” theo tuổi lập sẵn ta có thể xác định trạch mệnh tương ứng của mình. Bảng “Tây tứ trạch”, “Đông tứ trạch” ghi rõ rang từng hướng cát hung của ngôi nhà. Nếu ngôi nhà của bạn là trạch Khôn, hướng nhà nhìn ra hướng Bắc (xấu), bạn phải chuyển cửa chính sang hướng Đông Bắc (sinh khí) hoặc Tây (Thiên y), Tây Bắc (Diên niên), Tây Nam (Phục vị), còn cửa cũ tốt nhất nên bịt lại hoặc làm tấm bình phong che chắn.

    Theo thuyết Bát trạch (chủ yếu dựa trên lý luận tám quẻ của bát quái) chia các hướng thành 8 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam tương ứng với 8 quẻ trên la bàn phong thủy. Chi tiết hơn, người xưa thậm chí còn chia mỗi hướng (tương ứng mỗi quẻ) ra 3 sơn. Tổng cộng có 24 sơn hướng với tám loại trạch (tám loại nhà theo hướng) khác nhau. Trong đó gồm có hai nhóm: Đông tứ trạch (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) và Tây tứ trạch (Càn, Khôn, Ly, Đoài).