Chọn địa thế - Tầm long trong đất đô thi

    Phép tầm long không phải chỉ xem xét địa hình, địa mạo mà còn phải chọn địa thế sao cho thiên khí địa khí hoà hợp. Trong đô thị núi sông nhiều nơi không có, công trình mới cũ chen kín, phân lô chật hẹp không thể xem địa thế như thông thường được phải xem các công trình xây dựng cao thấp như là núi non gò đồi, xem đường đi như là sông suối, quãng trống phía trước là Minh Ðường, công trình đối diện là án sơn. . . lấy đó là những yếu tố cơ bản để xét. Các địa thế đắc dụng trong đất đô thị là:
     
    * Mặt trước đất có khoảng cách trống thoáng đãng, nếu được hướng gió mát (Nam, Ðông Nam, Tây Nam) hay mặt sông hồ nước (Chu Tước) càng tốt. Nếu gặp trường hợp đường hẹp, hẽm nhỏ nhà cao che phía trước thì khi xây dựng nên giữ đúng lộ giới dưới trệt, đồng thời lùi các lầu trên cao, vừa đảm bảo tầm nhìn, thêm diện tích cây xanh trên ban công, vừa tăng khả năng lưu thông sinh khí cho công trình.
     
    * Mặt sau đất đã có (hoặc dự kiến) các công trình xây dựng vươn lên che chở là tốt. Nếu đó là các hướng bất lợi, nắng chói gió lạnh (như hướng Tây, Tây Bắc, Ðông Bắc) thì càng cần hạn chế mở cửa và nên dùng các nhà cao làm chổ dựa (Huyền Vũ )
     
    * Các tình huống: một bên có công trình một bên hẻm, hoặc hẻm bên hông nối từ phía sau vòng ra trước, hoặc có đường đi bao bọc cho một nhóm lô đất(từ 5-9 lô ) đều là những địa thế thuận lợi nhiều mặt. Ta để ý các quy hoạch khu dân cư mới hiện nay thường không bố trí liên kế kéo dài mà phân nhóm ngắn theo đường nội bộ, tạo cảnh quang giao thông mới trường tốt ).
     
    * Nếu lô đất nằm đối diện hoặc liền kề các miệng cống, dốc cầu nhà x­ởng, nhà kho... thì gia chủ phải chấp nhận ồn ào ô nhiễm, giao thông phức tạp. Nếu mua đất dùng làm nhà xưởng, sản xuất thì lại thuận tiện. Còn nếu mua làm nhà ở thì phải có biện pháp khắc phục về môi trường.