Đặt tên cho con, cách đặt tên cho con cần biết

    Việc đặt tên cho con cũng như làm sao để đặt tên cho con phù hợp với ngũ hành để sau này đứa trẻ thành công hẳn làm nhiều bậc cha mẹ  phải lưu tâm và tìm hiểu. Cũng đúng, vì người xưa có câu ” Nghe tên đã biết người” không phải không có lý. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ gợi ý giúp các bạn vấn đề đặt tên con

    A/ Đặt tên cho con về ngữ nghĩa !

    1. Tên gọi phải có ngụ ý hay


    Điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự.

    2. Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp


    Đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục. Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, để dễ gọi.

    3. Tên gọi phải có kiểu chữ đẹp, dễ viết, dễ tạo nên chữ ký đẹp, chân phương.

    4. Số lẻ là dương, số chẵn là âm. Vì thế, nên đặt (họ và) tên 3 chữ cho con trai, những (họ và) tên 4 chữ dành để đặt cho con gái thì thích hợp hơn.

    5. Để thuận tiện cho việc gọi tên, và cũng để tuân theo quy luật âm dương, tên và đệm nên tôn trọng luật bằng trắc
    Nghĩa là nếu chữ đệm là vần bằng, thì tên nên là vần trắc, và ngược lại (ví du: Thục Anh, Nguyệt Thanh, Minh Khánh, Duy Nhật…). Nếu có thể, không nên dặt cả đệm và tên cùng vần trắc khi đọc lên dễ gợi cảm giác nặng nề, khó khăn (ví dụ: Nguyệt Diễm, Thục Bích, Bách Nhật…)

    6. Theo phong thuỷ Ngũ hành, khi viết dưới dạng chữ Hán thì bộ chữ của tên không nên khắc với bản mệnh của năm, ngược lại nên nương theo luật tương sinh mà chọn tên có bộ chữ ứng với bản mệnh của năm sinh.

    Cách đặt tên cho con

    Tránh việc đặt tên cho con xấu


    Cứ đặt tên cho con sao cho kêu kêu là được theo tiêu chí trên, ngoài ra tránh đặt tên đơn (dễ bị trùng tên) là được, miễn là tránh những cái tên theo dạng sau:

    1. Tên trùng tên tiền nhân

    Phương Đông thì bố mẹ kiêng không được đặt tên con trùng tên tổ tiên. Trong lịch sử, việc phạm húy tên của vua và hoàng tộc còn bị coi là tội.
    Phương Tây truyền thống thì tránh đặt tên theo những bậc lớn tuổi đã qua đời, đặc biệt với những người có bi kịch số phận.

    2. Tên khó phân biệt nam nữ

     Ví dụ: con gái tên Minh Thắng, con trai tên Thái Tài, Xuân Thủy…

    3. Tên theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị

    4. Tên cầu lợi, quá tuyệt đối, quá cực đoan hoặc quá nông cạn – Không nên dùng những từ cầu lợi (như Kim Ngân, Phát Tài…), làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
    - Không nên đặt tên tuyệt đối quá (như Trạng Nguyên, Diễm Lệ, Bạch Tuyết…) sẽ tạo thành gánh nặng cả đời cho con.
    - Không nên đặt tên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.

    5. Tên theo dạng cảm xúc


    Vd: Đặt tên là Vui thì khi chết, họ hàng hang hốc sẽ khóc vật vã mà la to: “Vui ơi là Vui!”

    6. Tên có nghĩa khác ở tiếng nước ngoài

    7. Tên dính đến theo scandal

    8. Tên dễ đặt nickname bậy/Tên dễ bị chế giễu khi nói lái

    B/ Cách đặt tên cho con hợp phong thủy ngũ hành

    Phong Thủy – Ngũ Hành đã có từ hàng nghìn năm nay trong xã hội phương Đông và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sự kiện trọng đại. Đặt tên cho con theo Phong Thủy – Ngũ Hành vì thế cũng trở nên rất quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ bởi cái tên đẹp và thuận khí không chỉ đem lại tâm lý may mắn mà còn ẩn chứa trong đó rất nhiều niềm hi vọng và gửi gắm của cha mẹ.

    Phong Thủy, Ngũ Hành là gì?

    Là một phương pháp khoa học đã có từ xa xưa, là tri thức sơ khai và có những yếu tố mà khoa học hiện đại không thể lý giải được.

    Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, xuất phát từ Phong (gió) và Thủy (nước) gắn với 5 yếu tố cơ bản gọi là Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) để qua đó ứng dụng vào suy xét, giải đoán, đánh giá những tương tác đó với nhau và trong xã hội.

    Phong Thủy đôi khi được hiểu sang việc xem hướng mồ mả, nhà cửa, hướng bàn làm việc… để thuận cho gia chủ, nhưng khoa học Phong Thủy gắn với Ngũ Hành có thể áp dụng để giải đoán, hỗ trợ rất nhiều việc.

    Những yếu tố quan trọng cho việc đặt tên con theo Phong Thủy – Ngũ Hành

    - Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…

    - Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam ta.

    - Tên cần có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.

    - Bản thân tên cần có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu vì có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.

    - Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Thiên – Địa – Nhân tương hợp.

    Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ.

    Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh.

    Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó.

    Thiên – Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.

    - Tên nên cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng (huyền, không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.

    - Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…

    - Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.

    - Tên cần hợp với bố mẹ theo thế tương sinh, tránh tương khắc. Ví dụ: Bố mệnh Thủy, mẹ mệnh Hỏa có thể chọn tên cho con mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc Thổ (Hỏa sinh Thổ), những cái tên bị bản mệnh bố mẹ khắc thường vất vả hoặc không tốt.

    Sưu tầm